DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
Trang đầu
Building Modern Developers
Agile World
    Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    AGILE BOOKSHELF
Xã hội tri thức
    Tri thức và Nhận thức
    Tổ chức học tập
Lean Startup
Giáo dục
    Học cách học
    Dạy & Học
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách Giáo dục
Lính Tốt
Giới thiệu
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
Chuyện đời, Lan man

Cầu tiến hơn cầu toàn

Dạo mới tập tọe làm quản lí, mình hay áp đặt tiêu chuẩn cao lên công việc của đồng nghiệp. Mình nghĩ mình làm được thì mọi người cũng phải làm được. Quả là hết sức ngu ngốc.

Kể cả khi tiêu chuẩn ấy không do mình đặt ra, mà là của công ty hẳn hoi, thì việc áp đặt như thế cũng không phải là khôn ngoan. Thực tế nó biến động không ngừng, với người này có thể là vừa, nhưng với người khác thì lại rất vất vả. Những sự vất vả trên trời rơi xuống ấy sinh ra chống đối, ca thán, và lục đục. Đến lượt nó, những thức rắc rối ấy sẽ kéo lùi nỗ lực của quản lí, vốn có ý đồ không thể nói là xấu. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường mắc phải những sai lầm đại loại như vậy.
Sau này học được chữ Kaizen của người Nhật, hóa ra thật bình dị mà vi diệu: mỗi ngày cố làm tốt hơn một tí, thì tích tũy thành xuất sắc.
Dạo làm việc cùng, bà cụ Marry Poppendieck còn dạy cho một câu nữa hay hơn: the best can be better. À hóa ra đừng cố làm ngay cái tốt nhất làm gì, hãy cảnh giác với những thứ được gọi là “tốt nhất”. Thêm nữa, đừng tưởng cái tốt nhất thì không thể vượt qua. Miễn là phải có mindset đúng đắn.

Cầu tiến hơn cầu toàn. 

Sách này chưa đọc, không biết bên trong có gì :)

Sách này chưa đọc, không biết bên trong có gì 🙂

November 5, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Chiều thu vàng

Đáp tàu bay xuống đất Nội Bài sau chuyến đi cấp tập vào sâu trong rừng su giữa Bình Dương, anh ngạc nhiên vì đã lâu lắm mình không đi máy lúc nửa buổi thế này. Sinh ra lúc gà gáy nên anh chỉ có duyên bay đi lúc mặt trời chưa mọc và bay về lúc trời đã tối om. Đường từ sân bay về Hà Nội vì thế chả có gì để ngắm. Chiều nay thì khác.
Ngoài kia một cặp đôi đang hối hả trở lại thủ đô sau chuyến về quê cuối tuần. Cô gái gà gật cố ôm thật chặt chàng trai phía trước. Bàn tay như thể lúc nào cũng trực bật ra và rơi thõng xuống. Chợt nhớ những ngày em cũng gà gật như thế  sau chiếc GN125 bà già của anh. Có dạo hình như mình phải dùng áo buộc lưng hai đứa lại, giống như chiếc đai chúng mình mua cho Sun vài năm trước. Hai mẹ con thật giống nhau ở cái nết ngồi xe: chỉ rình rình là ngủ gật.
Xen giữa dòng người vội vã trở lại thủ đô, có ông bố trẻ chừng như tất bật hơn cả trên chiếc AirBlade đỏ. Bận chiếc quần soóc, anh chở chiếc giỏ chứa cả đống đồ sơ sinh kẹp chặt trên đùi. Hình như ông bố trẻ đang phi vào viện. Chợt mỉm cười khi thoáng tưởng tượng mình ngồi trên chiếc xe ấy; và trong viện, bạn Moon đang oe oe đòi bú 🙂
Chân cầu Thăng Long, các chú áo vàng rất bận rộn với việc bắt lỗi người vi phạm. Sao hôm nay đông thế? Bốn năm anh làm liên chân liên mồm mà không hết việc. Kể cũng lạ, sao biết chỗ ấy nhiều công an mà các bác nhà ta cứ hồn nhiên không đội mũ, hồn nhiên đi nhầm. Sao lại để những cái hồn nhiên ấy nuôi dưỡng đàn đàn lớp lớp những kẻ đứng đường cơ hội?
Chiều lửng. Ánh mặt trời mùa thu chiếu góc 45 độ xiên  qua cửa kính xe nhuộm vàng mặt bác tài xế. Dưới cầu, cả dòng sông Hồng như được dát vàng lóng lánh. Anh cũng vàng, nhưng là một chiếc áo vàng cam sến sẩm – đồng phục của công ty, cắm headphone, nghe đi nghe lại giọng vàng như nghệ của Bob Dylan rên rỉ ỉ ôi. Cả đoạn đường, anh hầu như chỉ nghe mỗi một bài ưa thích:
“People are crazy and times are strange
I’m locked in tight, I’m out of range
I used to care, but things have changed …”

xao-xac-heo-may-thu-ha-noi-4

Như thường lệ, ảnh mượn ở trên mạng và ít liên quan đến nội dung bài viết 🙂

October 28, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Làng nhàng

Một căn bệnh của thời đại này là đọc và xử lí thông tin giới hạn vài trăm kí tự. Lười nghĩ, lười tìm, dán mắt vào News Feed, gì cũng có. Người nào cũng trí tuệ ngời ngời, nhưng là trí tuệ giả tạo.

Thanh niên trẻ nhiều tay cũng gớm, mới hai chục mà đã chém như ông già. Nhiều tay trẻ mơ cũng gớm lắm, tát cạn biển Đông. Như thế cũng tốt. Mơ là tốt. Nhưng thấy ít kẻ xắn tay vào gây dựng và làm cho đến nơi đến chốn. Làm gặp khó là bỏ. Đoản chí kinh.

Có Google, lời giải lúc nào cũng sẵn. Thế là nghĩ chẳng cần tích lũy làm gì. Một hôm màn hình smartphone vỡ, chạm chả nổi, nó nhân dạng tiếng người ra tiếng mèo rên, chịu chết không tìm được thông tin gì.

Đất nước bắt đầu có của ăn của để, rơi vào bẫy thu nhập trung bình, giữ mãi trạng thái trung bình. Thông tin thừa mứa, thanh niên có nguy ngơ giữ mãi trạng thái làng nhàng.

Thanh niên đang tìm động lực ở đâu?

September 19, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Làm gì có ai giỏi, làm đi mới biết

Một người mà mình gọi bằng Thầy, chưa từng đỗ đại học bao giờ lại được một GS TSKH lừng danh cùng ngành tôn đứng lên trên mình, và rất nhiều trí thức tầm cỡ khác gọi bằng đại ca. Ông luôn mồm bảo: “làm gì có ai giỏi, làm đi mới biết được”, “làm đi rồi học, làm mà học, làm thì học”. Cứ ra sản phẩm rồi thì biết giỏi cỡ nào.

Ông sếp mình dạo trước cứ mỗi lần giao nhiệm vụ là bảo “thử thách tiếp theo nhé, chịu khó học là ngon thôi”, và cũng từng rất sốt ruột khi thấy mình không biết cách đếm tiền, mắng như té tát “chú mày chẳng chịu học gì cả”. Nghe mắng thế rất nhục.

Cả hai vị cao thủ đó đều chung một ý tưởng: coi sự học là gốc của phát triển và thước đo cá nhân. Mà cái học này không nằm ở chỗ anh đã “học bao nhiêu ở nhà trường, có bao nhiêu bằng cấp” mà qua thể hiện trong công việc cụ thể, qua sản phẩm làm ra. Một nhân viên có thể mắc sai lầm (vì dốt), cũng có thể lặp lại thêm sai lầm một lần nữa (nếu nó không đến nỗi gây “chết người”), nhưng nếu anh ta cứ mắc sai lầm theo cùng một kiểu vì không chịu học thì rất đáng trách. Không ai dốt bền mãi, chẳng ai khôn tự nhiên hết, phải học mà làm.

Ảnh minh họa, không nhất thiết có liên quan tới nội dung. Lấy từ Internet.

Ảnh minh họa, không nhất thiết có liên quan tới nội dung. Lấy từ Internet.

August 17, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Linh tinh xòe

Về sự lãng phí vặt mùa WorldCup

Anh TBC rất hay nói những câu thừa, kiệm lời như Quang Huy là đủ (vậy mà có người vẫn cho là còn hơi nhiều) đã đủ mang lại giá trị cho người xem. Nói nhiều mỏi mồm lại bị cả thiên hạ nó chửi. Như thế là lãng phí sức lực và uy tín.
Khối lượng công việc của nhà đài mùa WC là rất lớn, chính nhà đài cũng thường xuyên kêu như vậy, thế mà lại phải bày ra bình luận trước sau giữa giờ. Chả biết lợi dụng để quảng cáo được bao nhiêu, nhưng cũng khiến sức người căng ra, mời khách tứ tung mọi thể loại, nói nhảm nhí không liên quan. Lần này cũng không mang lại ý nghĩa gì, lại khiến thiên hạ quay mặt lại chửi cho, liên lụy cả khách mời. Chửi chán nhà đài người ta chửi cả nhà thơ nọ, nhà báo kia. Như thế là phí sức, phí thì giờ, phí tiền. Không biết làm khác cho hay thì cữ bổn cũ soạn lại: giờ nghỉ phát ca nhạc, xen vào quảng cáo , cũng phải để người xem nghỉ ngơi tí chút. Thế có phải đỡ mệt không?
Nói bớt đi, làm việc cũng đừng bày vẽ làm chi cho mệt. Go lean!
Có phải anh đang phát cuồng vì TBC? Ảnh:

JustKidding: Có phải anh đang phát cuồng vì TBC?
Ảnh: Google chỉ cho

July 7, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Linh tinh xòe

Định nghĩa thật về teambuilding

Teambuilding là một quá trình liên tục để gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, từ đó gia tăng hiệu quả cộng tác nhóm nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua các hoạt động ngoài giời vui vẻ và hấp dẫn như karaoke, nhậu, bia hơi, leo núi tập thể, đi picnic cuối tuần …

Hehe.

zo

July 1, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Linh tinh xòe

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

Image Title 7
Hay là “Bốc phét về đạo làm lính”

Ra hiệu sách bạn thấy sách dạy làm sếp đầy rẫy. Thực ra sách bạn nên đọc đầu tiên là sách dạy làm lính. Nhưng thật đáng tiếc là bạn chẳng thể tìm nổi một cuốn nào như thế cả. Thế mới đểu!

Vậy nên hãy đọc mấy gạch đầu dòng dưới đây để thực hành đạo làm lính và sẽ thấy cuộc sống của lính vui cũng chẳng kém làm sếp.

Continue reading

May 21, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Mẹ dạy: đã ăn là phải sạch

Hồi bọn tôi còn trẻ con, mẹ có dạy rằng ăn cơm không được để một hạt nào còn sót lại trong bát, ăn không hết là phải tội. Chả hiểu “phải tội” nghĩa là gì nhưng đứa nào cũng biết nghe lời mẹ ăn cho sạch. Đứa nào mà còn phải để mẹ nhắc chuyện ăn uống như thế là thấy xấu hổ lắm. Gần đây nói chuyện phiếm mới hay nhiều bà mẹ của bạn đồng trang lứa cũng dạy như vậy. Có cụ ông U80 cũng nói ngày xưa mẹ cụ “dọa” con bằng câu tương tự: “Ăn hết, không thì phải tội!”. Hóa ra từ xưa tới giờ các bà mẹ Việt đều dạy giống nhau cả.

Lâu nay tôi cố thử tìm xem cái “phải tội” ấy nghĩa là thế nào, nhưng chưa hiểu. . Đành tự bịa, tự thử giải thích theo lối suy diễn: để làm ra hạt gạo, người nông dân phải mất công lắm để lựa ra được thóc giống (giờ thì mua chứ không như ngày xưa nhà nào cũng tự để lại thóc tốt làm giống), ủ mầm, rồi gieo thành mạ, rồi nhổ ra đi cấy, rồi chăm cho cho tới khi trổ đòng, ra hạt, rồi lại thu hoạch, phơi phơi đập đập xát xát ra hạt gạo. Chừng ấy công đoạn diễn ra khoảng trên dưới trăm ngày, mà công đoạn nào cũng phải kĩ lắm, cũng phải một nắng hai sương, đổ mồ hôi sôi nước mắt. Vậy nên hạt gạo trắng được làm ra không đơn giản là một thứ lương thực chống đói, mà là một thứ “ngọc”, tinh túy lắm, thiêng liêng lắm. Phải chăng vì thế mà từng hạt cơm như có tính “tín ngưỡng” ở đó. Nếu ăn mà bỏ phí thì tức là phụ lòng giời đất, phụ lòng những người làm ra nó. “Ăn mà bỏ dở là phải tội” là vì như thế chăng?

Một quảng cáo tiết kiệm ở Canada (Nguồn: Internet)

Một quảng cáo tiết kiệm ở Canada (Nguồn: Internet)

Nghèo thì phải tiết kiệm. Người nghèo khó dạy con tiết kiệm từng hạt cơm là đúng quá rồi. Nghe nói người Nhật sau chiến tranh cũng tiết kiệm như thế. Họ không chỉ tiết kiệm, dạy con tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày mà còn nâng tầm phát minh ra những cách thức làm việc siêu tiết kiệm mà vẫn siêu năng suất. Ví  như hệ thống triết lí “Tinh gọn” chẳng hạn, nguyên lí hàng đầu của nó là “không để lãng phí”. Văn hóa tiết kiệm ấy không chỉ giúp dân tộc Nhật sống sót và đứng dậy mạnh mẽ sau sự phá hủy của chiến tranh, nó còn ăn sâu vào tiềm thức để trở nên một nét tính cách đặc sắc của người Nhật. Có chuyện thật như đùa, ngay cả khi nước Nhật đã là một nước giàu thứ 3 thế giới, thì họ vẫn là những người không quên nhắc nhở người khác phải sống tiết kiệm: phạt 25 đô la Mĩ nếu bỏ thừa một hạt cơm trong bát(1). Giáo dục ở khắp mọi nơi.

Rõ là Việt Nam không giàu, từ nông thôn tới thành thị. Nhưng đức tiết kiệm thì không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ. Ngược lại, những hiện tượng lãng phí thì nhan nhản, nay đã phơi đầy trên mặt báo. Không biết từ bao giờ người ta có cái quan niệm quái gở này ở chốn đô thành: “Ăn phải bỏ thừa một tí mới gọi là sang”. Từ hồi tôi là một gã nhà quê lên tỉnh đã thấy mấy người nói như vậy, cho đến giờ vẫn thấy người ta ứng xử như thế. Có nhiều nhà văn hóa, trí thức đã lên tiếng về việc đó, nhưng hình như tiếng nói còn nhỏ quá so với những ồn ào của tắc đường và nhịp sống vội vã nơi đây. Nên vẫn đầy rẫy những chuyện lãng phí, từ cái nhỏ như hạt cơm trên bát cho tới cái nhà cái cửa, hay thậm chí cả ngàn tỉ đồng ở những công trình lớn tầm cỡ quốc gia. Nay không chỉ có những cái “phải tội” bâng quơ nào đấy, mà giờ còn có cả những cái “phải tội” rõ rành rành “lãng phí của công”, “gây thiệt hại nghiêm trọng”.

Nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ dân thành thị hiện nay đều sống lãng phí hết cả. Tôi hay để ý cách ăn phở của mấy người bạn Hà Nội gộc(tạm tính là có 3 đời ở Hà Nội cho nó dễ tìm, chứ cứ tìm dăm bảy đời thì chắc là hết người mà lấy ví dụ mất) thì thấy cái nết ăn phở của họ hay lắm: ăn sạch sành sanh từ cái cho đến nước, không để lại thứ gì. Người rửa bát phở chắc là thích lắm, láng cái là đã sạch. Riêng về khoản này, tôi thấy mình xấu hổ vì không thể bì kịp: do mẹ sinh ra dạ dày đã hơi nhỏ, nên chỉ cố gắng ăn hết cái là đã phải “gác song kiếm”, dù rất muốn noi gương “người Hà Nội thứ thiệt”.   Ghi chuyện này ra đây để nhớ mình hãy còn phải “phê và tự phê”, phải “ra sức thực hành tiết kiệm chống lãng phí” nhiều lắm lắm. Hehe.

——–

(1): http://soha.vn/the-gioi/phat-500-nghin-neu-de-thua-thuc-an-20130217150438248.htm

February 17, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Lan man

Học gì từ truyện cổ tích FlappyBird

Chưa bao giờ làng công nghệ thông tin Việt Nam lại có câu chuyện rôm rả như thế về một
Screenshot_2014-02-14-09-42-44 game nhỏ xinh cho điện thoại di động: ứng dụng đứng số 1 AppStore trong suốt gần 1 tháng cho tới khi bị chính cha đẻ khai tử, là chủ đề thường trực hằng ngày trên các mặt báo – từ tờ báo hàng đầu Forbes, CNN, the Verge cho những trang lá cải trong và ngoài nước, tin đồn thu nhập 1 tỉ/ngày, cục thuế “hứa” sẽ để mắt đến, quán cafe đánh dấu “nơi này Hà Đông – cha đẻ của Flappy Bird hay lui tới”, tin đồn cha để FlappyBird tự sát bằng súng, phó thủ tướng vời gặp, và hàng loạt tâm thư của cộng đồng gửi cha đẻ của FlappyBird v.v. Hình như FlappyBird còn đã đánh bật các chủ đề về bánh chưng hoa đào và Ngựa đầu xuân trên báo mạng; những hình ảnh con chim ngu ngốc hình như đã khiến các trang lá cải quyết định bỏ hết hết những tấm ảnh hot girl hót ghiếc cởi trần đón Tết.  

Kể không xuể những thứ râu ria xung quanh câu chuyện cổ tích mang tên Flappy Bird.
Người viết bài này cũng tranh thủ câu chuyện còn đang nóng sốt, ngẫm nghĩ với câu hỏi trong đầu “học được gì?”. Phải làm ngay, vì chắc là phải lâu lâu nữa mới có chuyện hay như thế để mà “góp gió”.


1. Thế giới phẳng là có thật, giấc mơ mobile là có thật

Bạn có thể được nghe câu chuyện (hình như là bịa) về một anh chàng ăn xin ở Mĩ nhưng tay cầm iPad cũ và đang lúi húi học lập trình mobile mong đổi đời. Giờ thì bạn có câu chuyện khác hay hơn để nghe: từ một đất nước nghèo khó và lạc hậu, một lập trình viên trở thành triệu phú đô la nhờ việc tự mình làm ra những trò chơi đứng đầu bảng xếp hạng tại Mĩ.
Thế giới của Internet và mobile là khá bằng phẳng, cơ hội được trao gần như bình đẳng ngày càng nhiều người trên khắp thế giới, không kể đẳng cấp giàu nghèo. Nếu có, hãy cứ đam mê và theo đuổi giấc mơ. Cứ việc mơ lớn, chẳng ai đánh thuế cả, chuyện gì cũng có thể xảy ra.

2. Thành công không đến trong 1 ngày

Từ 2008, tác giả của FlappyBird đã thắng một giải (nhỏ) về lập trình di động. Vậy là anh đã có bề dày lập trình đủ lâu và đủ đam mê đến cùng để có được sản phẩm thuộc hàng top.
Giống như Gates, hay thậm chí Zuckerberg, họ đều thuộc dạng thực hành có chủ đích (deliberate practice) trong thời gian dài trước khi có được sản phẩm đinh hay thành công lớn. Một lần nữa người ta thấy thêm ví dụ về quy tắc 10000 giờ mà Malcom Gladwell lại được khẳng định cho quá trình phát triển tài năng. Thành công không đến trong 1 ngày.
Thay vì quá tập trung vào vị trí số 1 trên AppStore, phê bình truyền thông lá cải, hoặc con số doanh thu 1tỉ/ngày, sẽ thật tuyệt vời nếu như ai đó, hoặc các trường đại học mời được Đông kể lại chân xác con đường đi của mình, hoặc một nhà văn/nhà báo nào đó có thể ghi lại trung thực con đường ấy, hoặc Đông tự viết ra thật chân thành và đầy đủ con đường thành công của mình. Chắc hẳn nhiều người được lợi hơn, và câu chuyện “Đông FlappyBird” sẽ còn được nối dài thêm nhiều kì thú vị nữa.

3. Một siêu phẩm đến từ sự đơn giản và cá tính

Hà Đông chắc hẳn là người đã thành thục triết lí KISS (Keep It Simple, Stupid!) từ lâu mới có thể làm ra một FlappyBird đơn giản tới mức không còn gì để vứt đi nữa. Cả màn hình chỉ có 1 nút để bắt đầu cuộc chơi (play), một nút khác để rate, ngoài ra là “sân chơi” dành cho người chơi trải nghiệm. Không cần những thứ “tiêu chuẩn” như một chức năng “Back” hay một menu rối rắm với những tinh chỉnh âm thanh hay độ sáng màn hình mà hiếm khi người chơi cần phải sờ đến.
Giao diện đã tối giản, đồ họa còn tối giản hơn. Mới nhìn vào hình con chim, người ta có cảm giác tác giả là người rất cẩu thả. Thực tế là tác giả đã có ý đồ cho cái đồ họa đơn giản ấy, có thể FlappyBird sẽ tạo nên một xu thế mới trong đồ họa game không biết chừng. Mặt khác, Đông cho biết mình chỉ làm game trong 2-3 ngày, chắc chắn là anh phải biết rõ mình nên tập trung vào đâu: gameplay và trải nghiệm người dùng. Nhưng cái này cũng  hết sức giản dị (một cách tài tình). Người chơi chẳng có việc gì ngoài việc ấn ngón tay vào màn hình điện thoại, ấn đi ấn lại cho tới khi phát nghiện, muốn đập máy vì không thể đạt được 10 điểm, chửi tục vung vãi trên facebook hay twitter về một cái game “ngu xuấn nhưng khó cực kì”. Phải nói rằng  FlappyBird có thiết kế trải nghiệm rất chuẩn xác, ai chơi cũng phải thừa nhận nó rất khó, nhưng ai cũng sẵn sàng bỏ thời gian chơi thêm, share điểm trên Facebook của mình, và việc nó được rate hơn 4* chắc chắn không phải là vì người ta ghét. Có thể thấy sự tối giản của FlappyBird là để tập trung vào trải nghiệm người chơi, thiết kế game tập trung vào cách nó làm việc chứ không phải để ưa nhìn (design is how it works).
Game của Đông không có chỗ cho dư thừa. Không biết Đông có áp dụng triết lí Tinh Gọn (Lean) vào phát triển phần mềm không, nhưng rõ là rất có tinh thần tinh gọn. Chợt nhớ lời của Kiro Harada về lịch sử ra đời của phương thức quản trị và làm việc trứ danh có tên Toyota Production System (mà người Mĩ sau này phát trển thêm và đặt cho nó cái tên Lean), rằng TPS ra đời trong bối cảnh đất nước đói nghèo sau chiến tranh, mọi nguồn lực đều cực kì hữu hạn. Trong bối cảnh ấy, không có công nghệ, không có tiền bạc, và không có cả thời gian để lãng phí điều gì. Làm việc không lãng phí là một yêu cầu sống còn.
Phần mềm, trong suốt một thời gian dài cho tới ngày nay, thừa mứa các chức năng không dùng đến, không chỉ gây lãng phí nguồn lực của người làm ra nó, mà còn gây lãng phí cho người dùng nó. Không chỉ có vậy, sự thừa mứa các nút, các tính năng thừa thãi, phần mềm còn đánh mất đi cái cốt lõi, khiến người dùng phân tán sự tập trung vào tính năng quan trọng nhất, mang lại giá trị cao nhất cho người dùng. Chúng ta không thấy chút lãng phí nào trong FlappyBird và quá trình phát triển nó.
Cuối cùng, Đông đã bộc bạch anh đã theo đuổi đường lối về sự đơn giản như thế trong thời gian dài bất chấp nó đi ngược lại các quy tắc “truyền thống” của thiết kế game. Anh làm và thử nghiệm liên tục cho tới khi biết cá tính thiết kế của mình là hướng đi đúng đắn. Sự can đảm mày là một tố chất quan trọng của lập trình viên, đặc biệt là những người có máu craftsman.

4. Chỗ đứng cho các nghệ nhân phần mềm (software craftsman)

Trong khi nhiều công ty vẫn sản xuất các phần mềm bằng tư duy công nghiệp(engineering), thì có hàng loạt lập trình viên đang vô tình hoặc cố ý thực hành việc phát triển phần mềm theo kiểu thủ công. Xu hướng Software Craftsmanship (thủ công phần mềm) có thể đã khởi thủy từ khi có phần mềm, được thảo luận nghiêm túc lần đầu trong bài “What is software design?” của Jack W. Reeves với nhận xét bản chất việc làm phần mềm giống với thủ công hơn là “sản xuất công nghệp”, tiếp đến với hai cuốn sách Pragmatic Programmer của Andy Hunt và Software Craftsmanship của Pete McBreen cùng với trào lưu Extreme Programming rất mạnh mẽ thời kì đầu 200x, cho tới khi có Tuyên ngôn Nghề thủ công Phần mềm (2009) về một  đường lối riêng trong phát triển phần mềm thì cộng đồng những “nghệ nhân phần mềm” dường như đã rất đông đảo.
Những indie developer như Đông đều là những “nghệ nhân” đẽo gọt phần mềm “bom tấn” của mình không ở trong các tòa nhà hoành tráng của các hãng sản xuất phần mềm lớn mà có thể chỉ đơn giản trong một quán cà phê wifi rẻ tiền ở ngoại ô. Với thông tin và trí tuệ được chuyển dịch lên Intetnet, sự dịch chuyển của công nghệ sang mobility và cloud như một cú hích mạnh hơn nữa nghệ nhân như thế có đất dụng võ.
Được mô tả như là một trào lưu mới, nối gót tư tưởng Agile Software Development đã rất phổ biến trên thế giới, Software Craftsmanship có vẻ như sẽ là kiến thức cơ bản cần học và thành thục cho các thế hệ lập trình viên của thời hiện nay.
Bản dịch Tuyên ngôn Nghề thủ công Phần mềm

Bản dịch Tuyên ngôn Nghề thủ công Phần mềm

4. Một tưởng tượng tích cực  

Rovio, công ty Phần Lan làm ra Angry Bird vài năm trước, nay đã thành một công ty game có tên tuổi với doanh thu hàng trăm triệu đô la. 
Người ta tưởng tượng cái cảnh một ngày  .GEARS của Nguyễn Hà Đông có thể vượt xa hơn thế. FlappyBird giống như Gangnam Style, có thể đơn giản chỉ là một hit để đời. Nhưng cá tính thiết kế của .GEARS (được khẳng định trên hai game khác, cũng trong Top 10 của Đông) có thể sẽ dẫn dắt một trào lưu thiết kế mới như cách nó dẫn dắt câu chuyện trên truyền thông hiện nay. Có thể lắm chứ.
 
Có điều này tôi vẫn đang đặt vào diện nghi vấn: có vẻ Đông không thích truyền thông lắm, cũng có vẻ .GEARS không có ý đồ rõ rệt lắm cho cái viễn cảnh giống Rovio ở Bắc Âu vốn rất giỏi cả công nghệ và khởi nghiệp. Nếu thế thật thì nó khơi ra một vấn đề cho các sinh viên và giảng viên các cơ sở đào tạo lập trình viên: cần phải chuẩn bị cho các sinh viên một khả năng giao tiếp và truyền thông chủ động, bên cạnh đó là các kĩ năng nền tảng về kinh doanh và khởi nghiệp. Các lập trình viên hiện nay vốn tập trung quá nhiều vào ngôn ngữ lập trình, thuật toán và công nghệ; những lập trình viên này thường bị gói trong hình ảnh là những tay lập dị ít nói không thân thiện. Có thể những nhân tài này sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội mang về nhiều đô la về cho chính mình và cho quốc gia còn đang khao khát từng đồng đô la cho phát triển. Chúng ta đều biết rằng, đến nay người ta vẫn còn hỏi Bill Gates (hay Mark Zuckerberg, ví dụ thế) là lập trình viên hay là doanh nhân vì họ làm hai nghề ấy một cách tài tình ít người sánh kịp.

Thay lời kết

Trong khi các vận động viên đang nỗ lực giành huy chương trong thế vận hội ở Sochi thì Hà Đông đã có được kỉ lục cho riêng mình. Tôi tin là Đông và con chim ngu của anh sẽ còn tạo niềm hứng khởi cho hàng nghìn lập trình viên tiếp tục cày ải để nuôi giấc mơ chinh phục thế giới. Một liên tưởng cho vui: nhà nước đang tính đầu tư 4 tỉ cho Ánh Viên để hy vọng có được huy chương tại ASIAD, Hà Đông thì sờ sờ ra đấy. Liệu có ai dám đề xuất trao Huân chương Lao động cho Đông và giúp .GEARS của anh nhanh chóng thu hàng triệu đô về cho đất nước? Đăt câu hỏi này, trong đầu tôi lại lởn vởn câu théc méc của ai đó “nhưng cơ chế không cho phép”.
February 14, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Nhìn lại 2013: 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm

Năm 2013 đã khép lại hai tuần, nhưng báo chí vẫn dày đặc những “Nhìn lại 2013” với lại “Chào 2014”. Thấy thế đôi tay lại muốn nhảy múa, bụng bảo dạ thôi đành làm phận a dua vậy. Mình thử bắt đầu với 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm. Chọn “việc làm” vì Cánh Buồm là bọn chỉ ưa “việc làm” chứ không khoái “sự kiện”; chọn số 5 không giống với chỗ khác (thường chọn 3 hoặc 10 hoặc … 13) vì 5 là số lớp của bậc tiểu học, cũng là số ngón trên mỗi bàn tay mà đồng chí Phờ Tờ  thi thoảng giơ lên mút mút 🙂

1. Ra mắt tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm

Định không bình luận gì về việc “vĩ đại” nhất trong năm này. Nhưng đành ghi lại mấy dòng để ai đọc được đỡ bị hẫng.

Việc này diễn ra vào tháng cuối của năm, thậm chí ngày ra mắt sách nhưng không ai nhìn thấy cuốn sách đâu,  lại bị lồng vào trong một hội thảo có cái tên ỡm ờ con cá cờ “Cánh Buồm no giớ thời đại Internet”. Như thế vẫn chưa mô tả hết cái trúc trắc của việc ra đời của tủ sách này. Vị thủy thủ mới nhất của Cánh Buồm, dịch giả – nhà thơ Hoàng Hưng, đã “bị” giao nhiệm vụ dịch Piaget trong tình cảnh không có nhiều hỗ trợ từ sách vở cũng như từ cộng đồng tâm lí học trong nước, đến mức mà khi đi tìm sự trợ giúp lời gợi ý quý giá nhất lại là “tôi nghĩ ở Hà Nội chỉ có một người giúp được bạn”. Nghe tên đồng chí Z kia,  HH tí sặc vì buồn cười. Người lạ lại giới thiệu người nhà. Về kể lại, bọn thủy thủ trẻ cũng cười sằng sặc. Kế hoạch thì đã có từ 2012, việc cũng được giao từ 2012, nhưng phải đến cuối 2013 cuốn đầu tiên trong số các kinh điển của Piaget mới được ra mắt. Hoàng Hưng nổ phát súng đầu tiên, và sẽ tiếp tục tổ chức để tủ sách để nó dày dặn lên qua từng năm.

Chuyện vĩ đại nó nằm ở chỗ này: lần đầu tiên ở Việt Nam có một định hướng dài hơi về tủ sách Tâm lí học Giáo dục để góp gạch làm móng cho ngôi nhà học thuật về giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ.

Còn nhiều chuyện hay để kể về việc hệ trọng này. Nhưng thôi, để một phút quảng cáo cho quyển đầu tiên ra mắt sau một năm mang nặng đẻ đau đã. Bìa cháu nó đây:

Su ra doi tri khon o tre em-cut 2

Mại dô mại dô, sách quý, mua ngay kẻo hết!

2. Cánh Buồm chịu khó lên mạng

Phần trên có nhắc tới cái hội thảo cuối năm ở L’Espace với cái tên ỡm ờ “Thời đại Internet”. Thực tế thì hội thảo đó để giới thiệu ba cuốn cẩm nang sư phạm và tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm, thành ra nhiều quan khách đến tham dự cứ théc méc sao lại không có tí nào Internet vậy?

Kì thực 2013 Cánh Buồm rất chịu khó lên Internet, nhờ đó có thêm thật nhiều bạn và người hâm mộ. Tháng 4, bộ sách Cánh Buồm đã được số hóa và có mặt trên Alezaa.com. Trước đó, Cánh Buồm đã dám làm  fanpage Facebook như một kênh trao đổi và kết nối chính trên mạng với xã hội. Quả thực, con đẻ của Mark Zuckerberg đã góp phần cực kì hữu hiệu để Cánh Buồm “lướt” trên đại dương Internet. Nay đã có hơn 2000 Likes, mỗi lần có việc, hàng chục nghìn netizen bày tỏ sự quan tâm. Quả là một tín hiệu đáng mừng.

Ngoài ra, Cánh Buồm cũng thiết lập kênh riêng trên YouTube, tổ chức lại trang nhà theo hướng cung cấp các nội dung hữu ích cho cộng đồng, giúp cho việc tìm hiểu đường lối của Cánh Buồm được đầy đủ và chuyên sâu hơn.

Hội thảo nghe có vẻ như "thời sự" lắm, nhưng lại là  để ra mắt những thứ cổ điển.

Hội thảo nghe có vẻ như “thời sự” lắm, nhưng lại là để ra mắt những thứ cổ điển.

3. Cẩm nang sư phạm, chuỗi ngày Sư phạm Cánh Buồm và Câu lạc bộ Sư phạm

Hàng nghìn cuốn sách giáo khoa Cánh Buồm đã đến tay người dùng. Nhưng để hiểu và dùng thì lại vẫn còn nhiều thách thức.

Bên cạnh việc biên soạn Cẩm nang sư phạm, Cánh Buồm đã khởi động chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm tại 52 Hai Bà Trưng vào các chiều cuối tuần trong suốt sáu tháng cuối năm để cùng nhau tìm hiểu và trao đổi về giáo dục. Từ các các nhà trí thức, các nhà giáo dục, giới truyền thông cho tới các bậc phụ huynh và sinh viên đã cùng nhau tạo ra một diễn đàn thực sự hữu ích để chia sẻ về nỗi ưu tư với giáo dục nước nhà. Đi từ các chủ đề hết sức “Cánh Buồm” như “làm sao lại phải học tiếng Việt” hay “học Văn thế nào?” cho đến các vấn đề về cơ sở tâm lí học giáo dục hay thảo luận về triết lí giáo dục; dù chưa thể đáp ứng được hết nguyện vọng của người tham dự, đặc biệt các vị phụ huynh vốn mong muốn các giải pháp tức thì cho các vấn đề trong gia đình họ, nhưng rõ ràng các nỗ lực “đến với cộng đồng” này của Cánh Buồm cũng tạo ra được sự cộng hưởng không hề nhỏ, giúp cho cái không khí học thuật giáo dục ở Hà Nội bớt đi phần ảm đạm và nhàm chán.

Chợt nghĩ, Cánh Buồm vốn ưa thích chuyện sách vở và thực nghiệm, không khoái mấy chuyện chém gió lung tung, nhưng hình như ở Hà Nội nghìn năm văn hiến này, chẳng có đơn vị giáo dục chính quy bài bản nào có được một hoạt động “chém gió” dài hơi và chuyên sâu như thế về giáo dục. Nên vui hay nên buồn đây?

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

4. Olypmia đã cho một Trường thực hành

Chủ tịch trường liên cấp Olympia phát biểu thế này “Cánh Buồm thiện nguyện, bọn chị rất hâm mộ, đường lối giáo dục của chúng ta rất gần nhau, thế thì Cánh Buồm đến đây mà thực hành”. Sau một trường Nguyễn Văn Huyên đã đỡ đầu để bộ sách Cánh Buồm được ra đời và thực nghiệm, giờ có thêm một Olympia chấp nhận và góp thêm một bồ gió lớn để Cánh Buồm tiếp tục ra khơi. Thuyền trưởng Phờ Tờ đã chuyển cơ sở từ Hồ Tây thơ mộng về cổng Utopia, chắc chắn sẽ có nhiều việc làm hay nữa.

Bên cạnh việc tự tổ chức các lớp học ngắn hạn cho trẻ em, liệu Olympia liệu có phải là một “trận đánh nhớn” của Cánh Buồm trong mấy năm tới hay không? Hãy chờ xem!

a4

5. Tham gia ngày hội sách quốc gia ở Văn Miếu

Đây là một việc làm hơi khác lạ của Cánh Buồm: tự quảng bá hình ảnh của mình. Nhưng cuối cùng thì cũng dám làm. Cánh Buồm gần như thành ngôi sao của ngày hội sách năm nay: chiếm hẳn một sân khấu để tổ chức hoạt động cho trẻ em với cái banner to tổ bố nhưng cực kì hút mắt; gian sách cũng rất đông người đến thăm, ước chừng khoảng 4000 đôi tay đã trực tiếp sờ vào sách Cánh Buồm và tìm hiểu xem bọn này là bọn nào, sao lại có sách gì lạ thế? Khoảng 5000 cuốn sách Cánh Buồm đã theo chân Tủ sách Nông thôn đi đến các miền xa của đất nước, cũng chừng ấy sách điện tử đã được phát đi miễn phí trên mạng qua chương trình của Alezaa. Diễn giả Phờ Tờ cũng chiếm một chút đất diễn khi có một bài thuyết trình ngắn nhưng thật hay khiến cho một vị đại tá quân đội già không chỉ xin được gặp mà còn móc hầu bao mua ngay một bộ sách cho cháu. Cánh VTV với HanoiTV thì xúm lấy xin phỏng vấn lia lịa. Đứa cháu họ cùng làng của mình đang làm ở một công ty truyền thông và tổ chức sự kiện cho ngày hội sách thì phát ghen lên vì không hiểu Cánh Buồm là bọn nào mà lại hút khách thế, tổ chức chuyên nghiệp thế? Mình cứ bấm bụng cười, “mèo mù vớ cá rán thôi”; hiệu ứng tốt như thế nhưng hình như Cánh Buồm vẫn chưa rút ra được bài học về marketing cho mình.

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Điều hay nhất là, trừ cái việc làm số 5 ra, tất cả các việc kia đều là “khởi đầu”. Tức là “hành trang” cho 2014 thật là “nhiều nhặn”. Vui.

January 15, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 4 of 6« First...«3456»

Tìm kiếm

Đăng kí nhận tin

Đăng ký để nhận được những thông tin hữu ích, kịp thời trong hộp thư của bạn.


Theo dõi và cập nhật

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Bài viết mới

Quản trị tri thức dễ thất bại, nhưng thế nào là mới là thành công? 

Quản trị tri thức dễ thất bại, nhưng thế nào là mới là thành công? 

Đặt đề bài đào tạo: Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Đặt đề bài đào tạo: Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Dấu hiệu của một người đã biết tự học 

Dấu hiệu của một người đã biết tự học 

Những nền tảng cộng tác của nhóm startup

Những nền tảng cộng tác của nhóm startup

ScrumMaster – Nhà quản lí không quản lí

ScrumMaster – Nhà quản lí không quản lí

Sách của Dương Trọng Tấn và cộng sự

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Categories

  • Agile Mindset
  • Chuyện đời
  • Công nghệ
  • Đọc
    • Sách
  • Giáo dục
    • Constructivism
    • Học cách học
  • Khác
  • Không phân nhóm
  • Lean Startup
  • Linh tinh xòe
    • Lan man
  • Tài nguyên
  • Xã hội tri thức
    • Tổ chức học tập
    • Tri thức và Nhận thức

Tags

36 kế dạy học thụ động active learning agile agile adoption agile education agile mindset agilemindset agileteaching agile transformation codegym complexity constructivism Cánh Buồm công nghệ và giáo dục dạy học education giáo dục hipster HỌC CÁCH HỌC học học tập học tập trải nghiệm kanban khởi nghiệp lean lean startup learning learning organization làm lính thật tốt MOOC PBL personal kanban reflection scrum seci sách sử kí thuyết kiến tạo trekking tích hợp tản mạn chuyện đọc tổ chức học tập tự học Đa Diện động viên

"CHI BẰNG TỰ HỌC"


© 2016 Copyright Dương Trọng Tấn.